Tầm quan trọng của việc sàng lọc bệnh trước khi tái thả động vật

Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á thuộc Tổ chức Indo-Myanmar Conservation cố gắng thực hiện tốt nhất các quy trình chuẩn về tái thả động vật hoang dã trong khả năng của chúng tôi về nhân lực và tài chính. Quy trình này bao gồm việc đảm bảo cho các cá thể động vật khỏe mạnh và không mang mầm bệnh trước khi tái thả.

Trong những năm qua, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra, sàng lọc hai loại mầm bệnh gây hại ở rùa là vi khuẩn Mycoplasma và vi rút Herpes, với hy vọng rằng các loại mầm bênh nguy hiểm trên có thể được sàng lọc tại các Trung tâm cứu hộ nhằm ngăn chặn tình trạng thả các cá thể động vật mang mầm bệnh về tự nhiên.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đã nghiên cứu trên một vài quần thể hoang dã để xem mức độ phổ biến của các mềm bệnh này trong các khu bảo tồn và mối liên hệ đến các cá thể rùa bị tịch thu.

Sàng lọc mầm bệnh tạo tăng cơ hội rùa sinh tồn và thích nghi sau khi tái thả đồng thời giảm thiểu rủi ro gây bệnh cho quần thể tự nhiên. Ảnh: ATP/IMC/span>

Tìm hiểu thêm bài báo gần đây về sàng lọc mầm bệnh trên các cá thể rùa cạn tại Myanmar để hiểu hơn về công việc của chúng tôi: https://bioone.org

Ngày: 22/05/2020
Thông cáo báo chí: Jack Carney & Kiều Bích – ATP/IMC

Sàng lọc mầm bệnh là một khía cạnh quan trọng trong quy trình tái thả. Ảnh: Hoàng Văn Hà – ATP/IMC

No comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *