Dự án rùa đầu to (Platysternon megacephalum)

Tổng quát

Loài rùa đầu to (Platysternon megacephalum) nguy cấp là đại diện sống duy nhất của họ rùa đầu to Platysternidae, và hiện có 3 phân loài: P. m. megacephalum, P. m. peguense, and P. m. shiui được công nhận. Loài được đặt tên dựa vào kích thước của đầu khá lớn so với cơ thể, khiến rùa không thụt được đầu vào trong mai. Tuy đầu rùa không được bảo vệ bởi mai như các loài rùa khác, loài rùa này có thể tự vệ bằng bộ hàm rất chắc và khỏe của mình. Các đặc điểm khác của loài bao gồm: mai phẳng, nhẵn, đuôi dài và móng vuốt sắc nhọn giúp rùa đầu to có thể di chuyển dễ dàng trên các thác nước và núi đá.

Rùa đầu to thường được phát hiện trong các vụ buôn bán bất hợp pháp với tần suất cao và không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP) thuộc Tổ chức Indo-Myanmar-Conservation (IMC) và Trung tâm Bảo tồn Rùa (TCC) đã cứu hộ một số lượng lớn các cá thể của loài từ những vụ tịch thu trong những năm gần đây. Do bản năng hung dữ, các cá thể cần phải nuôi tách biệt và do đó việc nuôi rùa đầu to gặp nhiều khó khăn.

ATP/IMC đã hợp tác với Hiệp hội Động vật học Luân Đôn (ZSL), Vườn thú Paignton, Vườn thú Nordens Ark và Viện Tài Nguyên và Môi Trường (CRES) để thực hiện Dự án rùa bảo tồn đầu to do Quỹ bảo tồn Fondation Segré tài trợ. Một phần kinh phí hoạt động của dự án đến từ Chương trình EDGE of Existence của ZSL. Mục tiêu chính của Dự án rùa đầu to (Platysternon megacephalum) là: Đánh giá chiến lược tái thả các cá thể rùa đầu to nguy cấp được tịch thu từ nạn buôn bán trái phép.

Các hoạt động dự án đang được thực hiện tại Việt Nam nhằm:

  • Tăng cường kiến thức, kỹ năng và năng lực bảo tồn ở địa phương tại Việt Nam
  • Đánh giá sự lây nhiễm từ vi khuẩn Mycoplasma and vi rút Herpes trong quần thể hoang dã, đối với các cá thể rùa đầu to bị săn bắt và những loài rùa nguy cấp khác.
  • Nâng cao hiểu biết về sinh thái học của rùa đầu to tại địa điểm thả
  • Tìm hiểu về tỷ lệ sống sót và các đặc điểm sinh thái của rùa đầu to thông qua nghiên cứu theo dấu bằng phương pháp radio-tracking
  • Nâng cao nhận thức của cán bộ kiểm lâm và cộng đồng địa phương về loài
  • Phát triển kế hoạch bảo tồn loài rùa đầu to tại Việt Nam.

Phân bố: Từ miền Nam Trung Quốc đến miền Trung Việt Nam, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Myanmar

Sinh cảnh sống: Những thác nước và suối chảy siết ở khu rừng trên núi cao.

Mối đe dọa: Các nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm quần thể loài là săn bắt và buôn bán, cũng như mất sinh cảnh sống tại khu vực phân bố của loài.

Các hoạt động bảo tồn cho đến nay:

Vào tháng 3 năm 2019, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tìm kiếm khu vực tiềm năng để tái thả các cá thể rùa đầu to (Platysternon megacephalum) trong các khu bảo tồn ở miền Bắc Việt Nam. Tổng cộng có 3 khu vực đã được khảo sát, với một số sinh cảnh sống đã được xác định là phù hợp cho việc tái thả một số lượng lớn các cá thể rùa đầu to đã được cứu hộ và chăm sóc phục hồi tại Trung tâm Bảo tồn Rùa (TCC) thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Vào tháng 6 năm 2019, các cuộc khảo sát phỏng vấn các đối tượng ưu tiên được thực hiện tại các vùng đệm của hai khu bảo tồn miền Bắc Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã thu thập các thông tin về sự phân bố, tình trạng săn bắt và buôn bán rùa đầu to tại các khu vực đó. Trong quá trình khảo sát chuyên sâu, hơn 30 thợ săn chuyên nghiệp và nhà buôn được phỏng vấn, thông tin về các phương pháp săn bắt tại địa phương, thời điểm săn bắt, số lượng động vật bị buôn bán, nhận thức và thái độ của người dân địa phương về rùa đầu to được ghi nhận.

Vào tháng 8 và 10 năm 2019, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát thực địa kéo dài 16 ngày tại hai khu vực được bảo vệ ở miền Bắc Việt Nam để xác nhận sự tồn tại của loài rùa đầu to và thu thập các mẫu bệnh ngoài tự nhiên. Hoạt động này là một trong những bước quan trọng trong chiến lược tái thả các cá thể rùa đầu to bị tịch thu. Nhóm nghiên cứu đã đặt một số lượng lớn các bẫy không gây hại và ghi nhận  được 11 cá thể rùa trong đó có 7 cá thể rùa đầu to. Ngoài dữ liệu hình ảnh và hình thái, mẫu swab phục vụ cho công tác nghiên cứu bệnh trên rùa đầu to hoang dã cũng đã được thu thập. Đây là những mẫu swab trên đối tượng rùa cạn và rùa nước ngọt hoang dã đầu tiên ở Việt Nam.

Vào tháng 5 năm 2020, hai lần tái thả rùa đầu to được tiến hành riêng biệt ở các khu bảo tồn miền Bắc Việt Nam. Tổng cộng có 35 cá thể rùa đầu to được tái thả, tất cả đều được cứu hộ nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp và được chăm sóc phục hồi tại TCC hoặc Trung tâm Cứu hộ Pù Mát tại Vườn Quốc gia Pù Mát. Trước khi tái thả, nhóm nghiên cứu đã thu thập mẫu máu, phân và nước bọt để sàng lọc mầm bệnh và và ký sinh trùng, và kiểm tra nguồn gen của các cá thể rùa đầu to. Cuối cùng, các cá thể rùa đã được gắn thiết bị phát sóng vô tuyến để chúng tôi có thể theo dõi di chuyển và tập tính của loài sau khi tái thả.

Cũng trong tháng 5, một chuyến khảo sát phỏng vấn khác được tiến hành tại 3 xã thuộc vùng đệm của một Vườn quốc gia nhằm đánh giá hiểu biết, nhận thức, và thái độ của người dân với loài rùa đầu to tại khu vực. 101 người dân địa phương, bao gồm các cán bộ kiểm lâm địa phương, cán bộ quản lý, nông dân và thợ săn rùa đầu to chuyên nghiệp, được phỏng vấn trong quá trình thực hiện khảo sát.

Một đợt tái thả khác được tiến hành vào tháng 6 năm 2020 tại miền Bắc Việt Nam, bao gồm 40 cá thể rùa đầu to, nhằm nâng số lượng cá thể rùa đầu to ngoài tự nhiên tại các khu bảo tồn.

Vào tháng 9 năm 2020, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đợt tái thả thứ 4 với 25 cá thể rùa đầu to trở về tự nhiên.

Quần thể Rùa đầu to được tìm thấy trong tình trạng khỏe mạnh ngoài tự nhiên sau 04 năm tái thả

TCC tiếp nhận 15 cá thể rùa từ Vườn Quốc Gia Pù Mát 

Hội Thảo Lưỡng Cư Bò Sát Lần Thứ 5 Tại Việt Nam

Tái thả 91 cá thể rùa cực kỳ nguy cấp về tự nhiên ở miền Trung Việt Nam

Theo dõi hậu tái thả với loài Rùa Đầu To tại Việt Nam

Khảo Sát & Nhận Diện Các Mối Đe Dọa Tại Địa Phương Với Loài Rùa Đầu To