Đội ngũ nhân sự

ATP có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tâm huyết phụ trách thực hiện các dự án trên nhiều địa phương ở Việt Nam

ĐỘI QUẢN LÝ

Tim McCormackGiám đốc Chương trình

Tim McCormack – Giám đốc Chương trình

Sinh ra và lớn lên tại Yorkshire, Vương quốc Anh. Với niềm đam mê về bảo tồn động vật hoang dã, anh Tim McCormack đã hoàn thành chương trình cử nhân ngành động vật học tại Đại học Leeds, Vương quốc Anh trước khi đến Việt Nam với vai trò là tình nguyện viên tại Trung tâm bảo tồn rùa (TCC) thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương và bắt đầu đam mê với hoạt động bảo tồn rùa từ năm 2002. Anh đã hoàn thành chương trình thạc sỹ Sinh học Bảo tồn tại đại học East Anglia (UEA), Vương quốc Anh với nghiên cứu về loài rùa sa nhân (Cuora mouhotii) cũng như tham gia các nghiên cứu về các rùa cạn và rùa nước ngọt đang bị đe dọa nghiêm trọng tại Việt Nam. Các hoạt động nghiên cứu ban đầu là tiền thân của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á và vào năm 2015, anh Tim McCormack được bổ nhiệm thành Giám đốc Chương trình sau khi Chương trình Bảo tồn rùa châu Á sát nhập Tổ chức Indo-Myanmar Conservation. Anh chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động nghiên cứu và tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như phát triển chương trình nói chung.

Hoàng Văn HàĐiều phối viên Chương trình Bảo tồn rùa Việt Nam

Hoàng Văn Hà – Điều phối viên Chương trình Bảo tồn rùa Việt Nam

Sinh ra và lớn lên ở đồng bằng sông Hồng, phía nam Hà Nội, anh Hà đã không nhìn thấy bất kỳ con rùa nào trong suốt thời thơ ấu của mình. Tuy nhiên, với niềm đam mê dành cho thiên nhiên và bảo tồn, anh đã tốt nghiệp bằng Cử nhân ngành quản lý tài nguyên thiên nhiên đại học Lâm nghiệp (2008) tại Việt Nam và bằng Thạc sĩ ngành Khoa học môi trường Đại học Tây Úc (UWA) năm 2015 tại thành phố Perth, Úc. Anh Hà đã làm cho ATP/IMC từ năm 2008. Vai trò chính hiện tại của anh là hỗ trợ nhân viên và giám sát các hoạt động trong các dự án địa phương cũng như xây dựng kế hoạch làm việc cho các dự án bảo tồn rùa cạn và rùa nước ngọt ở Việt Nam. Mặc dù đam mê sinh thái và bảo tồn loài rùa, anh cũng rất quan tâm đến vấn đề nghiên cứu và giáo dục bảo tồn, để xây dựng đội ngũ các nhà bảo tồn rùa và nhà sinh học trẻ ở Việt Nam và Đông Nam Á.

852B6BED-D6F7-4F8D-A0CA-8F3839E7D2D5

Bùi Thị AnQuản lý văn phòng

Bùi Thị An – Quản lý văn phòng Hà Nội

Chị Bùi Thị An đã có 2 năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh và 10 năm kinh nghiệm công tác tại Tổ chức Atlantic Philanthropies, một tổ chức phi chính phủ quốc tế về y tế và giáo dục trước khi gia nhập ATP vào năm 2013. Chị An đã tốt nghiệp trường đại học Ngoại ngữ Hà Nôi năm 2001 và hoàn thành chương trình MBA năm 2010 tại trường đại học LaTrobe, nước Úc. Chị luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc để thực hiện sứ mệnh của tổ chức: bảo vệ thiên nhiên và các loài động vật hoang dã cho các thế hệ tương lai.

Nguyễn Thu ThủyQuản lý động vật

Nguyễn Thu Thủy – Quản lý động vật

Chị Nguyễn Thu Thủy đã làm việc tại ATP từ năm 2009 sau khi tham gia khóa tập huấn kỹ năng nghiên cứu thực địa về rùa cạn và rùa nước ngọt vào tháng 3 năm 2009. Chị tốt nghiệp Đại học Khoa Học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài nghiên cứu về bảo tồn rùa sa nhân tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Hiện tại, chị Thủy đang giữ vị trí Quản lý động vật với vai trò quản lý nhân viên và giám sát các hoạt động tại TCC, điều phối cứu hộ các cá thể rùa được tịch thu từ buôn bán động vật hoang dã cũng như phối hợp với các trung tâm cứu hộ khác nhằm tăng cường năng lực cứu hộ và bảo tồn rùa ở Việt Nam.

ĐỘI NGHIÊN CỨU & TRUYỀN THÔNG

Nguyễn Thành LuânCán bộ nghiên cứu khoa học

Nguyễn Thành Luân – Cán bộ nghiên cứu khoa học

Tốt nghiệp đại học Huế năm 2012, anh Nguyễn Thành Luân có niềm đam mê nghiên cứu các loài bò sát đặc biệt là rùa. Do vậy, sau khi tham dự khóa tập huấn kỹ năng nghiên cứu thực địa về các loài rùa cạn và rùa nước ngọt tại Vườn Quốc gia Cúc Phương năm 2012, anh trở thành cán bộ nghiên cứu tại ATP, phụ trách khu vực miền Trung.

Hiện tại, anh Luân đang giữ vị trí cán bộ nghiên cứu khoa học của ATP/IMC với nhiệm vụ chính là tiến hành các nghiên cứu tại khu vực miền Trung và miền Nam Việt Nam tập trung chủ yếu vào các loài đang bị đe dọa như rùa Trung bộ (Mauremys annamemsis) và rùa hộp trán vàng miền Nam (Cuora boureti). Anh cũng đang thực thiện các dự án về bảo tồn lưỡng cư ở Việt Nam.

beauty_1645437570798

Kiều Ngọc BíchTrợ lý văn phòng

Kiều Ngọc Bích – Trợ lý văn phòng

Tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, chuyên ngành Tiếng Anh Tài chính Ngân hàng, chị Bích đã gia nhập vào gia đình ATP từ năm 2014. Làm việc với vai trò Trợ lý văn phòng tại Văn phòng Hà Nội, chị có cơ hội tuyệt vời để vun đắp niềm đam mê cho thiên nhiên và đóng góp vào các nỗ lực bảo vệ các loài động vật hoang dã ở Việt Nam. Công việc của chị bao gồm đăng các thông cáo báo chí, chuẩn bị các bản tin và quản trị website của ATP nhằm phát triển hình ảnh của tổ chức cũng như nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của công tác bảo tồn các loài rùa nguy cấp ở Việt Nam. Chị luôn nhiệt tình hỗ trợ các đồng nghiệp để thực hiện các mục tiêu và sứ mệnh của tổ chức.

DỰ ÁN RÙA HOÀN KIẾM

Nguyễn Tài ThắngQuản lý dự án rùa Hoàn Kiếm

Nguyễn Tài Thắng – Quản lý dự án rùa Hoàn Kiếm

Anh Nguyễn Tài Thắng đã hoàn thành chương trình cử nhân và tại Đại học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2010. Trước khi tốt nghiệp anh đã có một số nghiên cứu khoa học về các loài chim và động vật hoang dã khác trong 2 năm. Sau khi tham dự khóa tập huấn kỹ năng nghiên cứu thực địa về các loài rùa cạn và rùa nước ngọt tại Vườn Quốc gia Cúc Phương năm 2010, anh trở thành tình nguyện viên cho dự án rùa sa nhân tại Vườn Quốc gia Cúc Phương và nghiên cứu thực địa tại Vườn quốc gia Pù Mát. Anh trở thành trợ lý nghiên cứu dự án rùa Hoàn Kiếm tại ATP từ tháng 8 năm 2010 với nhiệm vụ chính là tiến hành các cuộc khảo sát để tìm kiếm thông tin về các cá thể rùa Hoàn Kiếm có thể còn tồn tại trong tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam, hỗ trợ các cán bộ địa phương trong công tác giám sát, bảo vệ các cá thể còn lại của loài rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) và thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục cộng đồng về bảo vệ loài rùa quý hiếm này. Anh Thắng được bổ nhiệm làm Quản lý dự án bảo tồn rùa Hoàn Kiếm từ năm 2020 sau khi tốt nghiệp thạc sỹ ngành Quản lý Tài nguyên rừng và môi Trường tại Đại học lâm nghiệp Việt Nam. Anh cũng tham gia các nghiên cứu và khảo sát trong khuôn khổ dự án nghiên cứu và bảo tồn các loài rùa thuộc chi Cuora nhằm tìm kiếm thêm thông tin về phạm vi phân bố của loài rùa hộp trán vàng miền Nam (Cuora picturata).

Nguyễn Văn TrọngTrợ lý thực địa dự án rùa Hoàn Kiếm

Nguyễn Văn Trọng – Trợ lý thực địa

Sinh năm 1974 tại làng Nghĩa Sơn gần hồ Đông Mô, Hà Nội, anh Nguyễn Văn Trọng từng là một ngư dân, làm việc chăm chỉ ở hồ sau thời gian anh phục vụ trong quân đội. Từ năm 2007, Anh Trọng bắt đầu làm việc cho  ATP với công việc chính là quan sát và theo dõi các dấu hiệu của rùa trên hồ. Sau một khoảng thời gian ngắn, anh và đồng nghiệp của mình, Nguyễn Xuân Thuận, đã phát hiện cá thể hoang dã duy nhất được biết đến của loài rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) ở hồ Đông Mô. Kể từ đó, anh Trọng dành phần lớn thời gian của mình để theo dõi cá thể rùa trên hồ, thu thập dữ liệu môi trường và hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và truyền thông cộng đồng khác. Anh Trọng đã góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn loài rùa hiếm nhất thế giới. Anh đã hỗ trợ tích cực trong quá trình giải cứu cá thể rùa này vào năm 2008 sau khi nó trốn thoát và bị ngư dân địa phương bắt được. Sau một khoảng thời gian tiếp xúc với các loài rùa, Trọng nói rằng anh ấy rất yêu mến rùa.

Bùi Văn DiệnCán bộ địa phương

Bùi Văn Diện – Cán bộ địa phương

Sinh năm 1978 tại làng Xuân Khanh, xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, anh trở thành cán bộ địa phương cho dự án nghiên cứu bảo tồn Rùa Hoàn Kiếm của ATP từ tháng 6 năm 2018. Trước đó, anh là một ngư dân làm việc trên hồ Xuân Khanh. Những kiến thức và kỹ năng anh thu thập được khi còn là ngư dân giúp ích rất nhiều trong hoạt động nghiên cứu bảo tồn loài rùa nguy cấp này ở hồ Xuân Khanh. Anh rất tự hào về công việc của mình và vui mừng khi tham gia vào công tác nghiên cứu bảo tồn loài rùa quý, hiếm nhất thế giới.

Phạm Xuân QuyềnTrợ lý thực địa – Dự án rùa Hoàn Kiếm

Phạm Xuân Quyền – Trợ lý thực địa Dự án rùa Hoàn Kiếm

Anh Quyền sinh ra và lớn lên ở làng Nghĩa Sơn gần hồ Đông Mô. Sau khi cá thể rùa Hoàn Kiếm được phát hiện ở hồ Đồng Mô vào năm 2007, nơi đây trở thành một trọng tâm bảo tồn và cộng đồng địa phương rất quan tâm hưởng ứng và mong muốn đóng góp vào công tác bảo tồn loài rùa qúy, hiếm nhất thế giới.

Sau khi tốtnghiệp Đại học giáo dục Hà Nội năm 2013, anh đã tham gia khóa đào tạo kỹ năng về rùa và nước ngọt hàng năm của ATP được tổ chức tại Vườn quốc gia Cúc Phương, Việt Nam vào năm 2014. Anh là tình nguyện viên cho nhiều dự án của ATP/IMC như Dự án Rafetus và hoạt động tại Trung tâm Bảo tồn rùa. Vào tháng 3 năm 2019, anh được tuyển là Trợ lý thực địa dự án Rafetus. Công việc chính của anh gồm thực hiện các cuộc điều tra phỏng vấn để thu thập thông tin về các cá thể Rafetus swinhoei ở miền Bắc Việt Nam, hỗ trợ cộng tác viên địa phương giám sát các địa điểm ưu tiên để bảo vệ rùa và nâng cao nhận thức trong cộng đồng địa phương và các em học sinh về bảo tồn loài rùa cực kỳ nguy cấp này.

ĐỘI DỰ ÁN TẠI VƯỜN QUỐC GIA

Tạ Thu ThủyNhân viên thú y

Tạ Thu Thủy – Nhân viên thú y

Chị Thủy tốt nghiệp chuyên ngành bác sỹ thú y, khoa chăn nuôi thú y tại Đại học Thái Nguyên năm 2017. Sau đó, chị bắt đầu làm việc cho Chương trình Bảo tồn rùa châu Á từ tháng 9 năm 2017. Công việc chính của chị ở tại Trung tâm Bảo tồn Rùa thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương bao gồm kiểm tra đánh giá sức khỏe, chăm sóc và điều trị bệnh cho các cá thể rùa cạn và rùa nước ngọt tại đây, đặc biệt là động vật ở khu vực cách ly. Khu vực này được sử dụng để kiểm tra, đánh giá sức khỏe và điều trị bệnh cho động vật ốm cũng như động vật được cứu hộ từ các vụ tịch thu buôn bán trái phép ngay sau khi chúng được đưa đến trung tâm và cần được cách ly.

Trần Thị Ngọc HằngTrợ lý dự án tại TCC

Trần Thị Ngọc Hằng – Trợ lý dự án tại Trung tâm Bảo tồn Rùa Cúc Phương

Chị Hằng tốt nghiệp ngành Khoa học Môi trường, Trường đại học Khoa học Huế năm 2015. Sau khi tốt nghiệp, chị đã tham gia nhiều dự án khảo sát cộng đồng trên khắp cả nước. Sau khi tham gia dự án khảo sát về thái độ và hành vi của người tiêu dùng đối với việc sử dụng các sản phẩm làm từ Gấu của TRAFFIC, Chị nhận ra niềm đam mê thực sự của mình đối với công việc bảo vệ động vật hoang dã. Chị Hằng đã làm việc cho ATP/IMC từ tháng 1 năm 2019 với tư cách là Trợ lý dự án tại Trung tâm bảo tồn Rùa, Vườn Quốc Gia Cúc Phương. Hằng hy vọng bằng khả năng và nhiệt huyết của mình, chị có thể góp sức mình vào nỗ lực bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp tại Việt Nam.

Sầm Hải SơnTrợ lý thực địa

Sầm Hải Sơn – Trợ lý thực địa

Anh tốt nghiệp ngành Khoa học môi trường tại Đại học Vinh năm 2016. Sau khi tốt nghiệp, với đam mê thiên nhiên hoang dã và tình yêu động vật, anh Sơn đã làm việc cho nhiều dự án nghiên cứu, bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam. Một trong số đó là Dự án “Sử dụng các phương pháp hiện đại nhằm bảo tồn các loài thú đặc hữu thuộc dãy Trường Sơn” tại Vườn Quốc gia Pù Mát của tổ chức Leibniz Institute for Zoo and Wildlife Research (IZW). Từ tháng 10 năm 2019, anh đã gia nhập vào gia đình ATP với tư cách là một trợ lý thực địa làm việc tại Vườn quốc gia Pù Mát.