Sứ mệnh, tầm nhìn và lịch sử

Sứ mệnh

Thực hiện nghiên cứu, bảo tồn sinh cảnh sống, truyền thông tới cộng động và xây dựng đội ngũ chuyên môn nhằm bảo tồn các loài rùa cạn và rùa nước ngọt châu Á.

Tầm nhìn

Thiết lập một tương lai an toàn và bền vững cho các loài rùa cạn và rùa nước ngọt châu Á, đảm bảo rằng sẽ không có thêm loài nào bị tuyệt chủng trong khu vực.

Lịch sử hoạt động

1998

Chương trình Bảo tồn rùa châu Á được thành lập cùng với Trung tâm Bảo tồn Rùa (TCC) tại Vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam

2003

ATP sáp nhập vào Vườn thú Cleveland Metroparks / Hiệp hội Vườn thú Cleveland khu vực châu Á

2005

ATP lần đầu tiên tổ chức khóa tập huấn thường niên các kỹ năng nghiên cứu thực địa về rùa cạn và rùa nước ngọt tại TCC dành cho sinh việc đại học và kiểm lâm viên ở Việt Nam. Khóa học sau đó đã được tổ chức ở Campuchia, Lào và Myanmar.

2006

Trong quá trình thực hiện những chuyến điều tra thực địa ở miền Trung Việt Nam, ATP đã ghi nhận sự xuất hiện của cá thể rùa Trung Bộ (Mauremys annamensis) đầu tiên ngoài môi trường hoang dã trong gần 70 năm trở lại đây ở tỉnh Quảng Nam.

2007

Nhóm nghiên cứu ATP đã phát hiện cá thể rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) hoang dã được biết đến duy nhất còn tồn tại ngoài tự nhiên – loài cực kỳ nguy cấp chỉ phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc. Sau phát hiện này, ATP đã đẩy mạnh những nỗ lực bảo vệ loài này khỏi bờ vực tuyệt chủng.

2015

ATP sáp nhập vào Tổ chức Indo-Myanmar Conservation, một tổ chức phi chính phủ có đăng ký hoạt động tại Anh và Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực thực hiện công tác bảo tồn tại Việt Nam và các điểm nóng ở khu vực Đông Dương – Miến Điện, bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

2018

ATP/IMC phát hiện được thêm một cá thể rùa Hoàn Kiếm thứ hai ngoài tự nhiên, nâng tổng số cá thể được biết đến ngoài tự nhiên và đang được nuôi bảo tồn lên bốn (tại thời điểm đó).