Hội thảo thúc đẩy hoạt động bảo tồn tại khu vực rừng Đèo Cả, miền Trung Việt Nam

Vào ngày 8 và 13 tháng 4 năm 2021, đã được tổ chức tại tỉnh Phú Yên và thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, dưới sự phối hợp của Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP) thuộc Tổ chức Indo-Myanmar Conservation (IMC) và Viện Sinh thái học miền Nam (SIE). Nội dung chính của hai hội thảo kể trên tập trung vào việc trình bày các kết quả ứng dụng công nghệ viễn thám vào quá trình đa dạng sinh học ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Hội thảo đầu tiên đã được tổ chức thành công với sự tham dự của 25 đại biểu đến từ 7 tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, trong đó có 9 đại diện từ các sở, ban, ngành ở tỉnh Phú Yên. Hội thảo thứ hai có sự tham dự của 46 đại biểu đại các Bộ, ngành, cơ quan quản lý như Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi Trường), Vụ Quản lý Rừng đặc dụng, phòng hộ – Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Viện điều tra quy hoạch rừng (FIPI), v.v.; đại diện các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; đại diện các đơn vị nghiên cứu – đào tạo; đại diện các tổ chức bảo tồn như Tổ chức Flora và Fauna International (FFI), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Tổ chức SNV, v.v.; đại diện một số Ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Anh Hoàng Văn Hà, điều phối viên Chương trình rùa Việt Nam trình bày về kết quả khảo sát đa dạng sinh học Khu vực Đèo Cả qua đó nhấn mạnh cần tăng cường các hoạt động bảo vệ tại khu vực. Ảnh: Trần Văn Bằng – SIE

Trong các hội thảo này, đại diện ATP/IMC và SIE đã trình bày về các hoạt động bảo tồn hiện tại tại khu vực Đèo Cả, đồng thời nhấn mạnh sự cấp thiết về tăng cường hoạt động bảo tồn tại khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao này. Đèo Cả được đề xuất đưa vào danh sách Vườn quốc gia mới theo Quy hoạch Lâm nghiệp, giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và là khu bảo tồn loài và sinh cảnh ưu tiên cho loài rùa hộp trán vàng miền Nam (Cuora picturata) đặc hữu, cực kỳ nguy cấp.

Đại diện các đơn vị tham dự hội thào ngày 13/4/2021 tại TP. Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: SIE

Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Vườn thú Cleveland Metroparks và Quỹ Mekong WET đã tài trợ cho các hội thảo này. Quỹ Mekong WET được tài trợ và quản lý bởi tổ chức IUCN và Quỹ Sáng kiến ​​Khí hậu Quốc tế (IKI) của Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và an toàn hạt nhân (BMUB) của Liên bang Đức. Chúng tôi cũng cảm ơn Viện Sinh thái học miền Nam đã phối hợp  tổ chức thành công các hội thảo trên.

Ngày: 07/05/2021
Thông cáo báo chí: Hoàng Văn Hà – ATP/IMC

Thư viện ảnh

Anh Trần Văn Bằng, đại diện SIE, trình bày phương pháp xây dựng bản đồ mô phỏng vùng phân bố loài nhằm tìm kiếm và khoanh vùng vùng phân bố tiềm năng cho khảo sát thực địa. Ảnh: SIE
Các đại biểu tham dự hội thào ngày 8/4/2021 tại Phú Yên chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Hoàng Văn Hà – ATP/IMC

No comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *