Đào tạo thế hệ tiếp theo cho công tác bảo tồn rùa ở Việt Nam

Group photo of trainers and students in Student training course 2018


Trong tuần đầu tiên của tháng 4 năm 2018, chúng tôi đã tổ chức khoá đào tạo thường niên “Kỹ năng nghiên cứu thực địa về rùa cạn và rùa nước ngọt”. Từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 7 tháng 4 năm 2018, một nhóm 10 sinh viên đến từ các trường đại học khác nhau cùng với 1 cán bộ kiểm lâm Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát đã có mặt tại VQG Cúc Phương để tham gia khoá tập huấn lần thứ 14 này. Các nội dung trong khoá học đều được phát triển và trình bày bởi các cán bộ giàu kinh nghiệm cùa Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á (ATP) thuộc Tổ chức Indo-Myanmar Conservation (IMC), Trung tâm Bảo tồn rùa (TCC) thuộc VQG Cúc Phương, và một giảng viên khách mời đến từ trường Đại học Khoa học Tự Nhiên Hà Nội.

Như các khóa học trước, học viên được cung cấp các bài giảng lý thuyết kết hợp với thực hành về các kỹ năng nghiên cứu thực địa mới nhất trong nghiên cứu và bảo tồn về rùa cạn và rùa nước ngọt (TFT). Các kiến thức, kỹ năng đa dạng đều được cung cấp thông qua những bài giảng như cuộc khủng hoảng các loài rùa châu Á, sự tiến hoá và đặc điểm sinh thái của các loài rùa, các phương pháp định dạng rùa, tầm quan trọng của gene trong bảo tồn TFT, các phương pháp thu thập số liệu, điều tra rùa ngoài thực địa và kỹ năng phỏng vấn.

Năm nay, chúng tôi đã vô cùng may mắn khi tìm thấy một các thể rùa sa nhân non (Cuora mouhotii) hoang dã tại vùng lõi của VQG Cúc Phương khi đang thực hành phương pháp tìm kiếm theo thời gian. Dựa trên phát hiện này cùng với những thông tin trước đó, có lẽ vẫn còn một quần thể hoang dã hữu hiệu của loài rùa bản địa này sinh sống tại VQG.

Với gần 15% loài TFT bản địa Việt Nam hiện đang bị đe doạ nghiêm trọng, được liệt kê trong danh sách 25 loài rùa cạn và rùa nước ngọt có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất thế giới, chúng tôi hy vọng qua các khóa đào tạo thường niên sẽ có thêm nhiều nhà bảo tồn trẻ tham gia “cuộc chiến” bảo tồn rùa ở Việt Nam.

Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Vườn thú Cleveland Metroparks đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện hoạt động này. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn đặc biệt cảm ơn đến Vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình đã không ngừng phối hợp với chúng tôi để tổ chực hoạt động tập huấn này.

Hoàng Văn Hà – ATP/IMC
Ngày 5 tháng 4 năm 2018

Thư viện ảnh

Thực hành sử dụng GPS, một phần học của nội dung Đo đạc và Bản đồ. Ảnh: Hoàng Văn Hà – ATP/IMC.

 

Phùng Thị Tuyết, sinh viên trường Đại học Lâm Nghiệp cùng với cá thể rùa sa nhân non (Cuora mouhotii) do chính mình tìm thấy trong quá trình thực hành phương pháp tìm kiếm theo thời gian tại VQG Cúc Phương. Ảnh: Hoàng Văn Hà – ATP/IMC.
Cá thể rùa sa nhân (Cuora mouhotii) được tìm thấy trong quá trình thực hành những kỹ năng điều tra thực địa. Ảnh: Nguyễn Thành Luân – ATP/IMC.
Các học viên tham quan Trung tâm Bảo tồn rùa (TCC) để tìm hiểu thêm những thông tin về công tác bảo tồn các loài rùa cạn và rùa nước ngọt tại Việt Nam. Ảnh: Hoàng Thị Phương Thảo – ATP/IMC.

No comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *