Vào ngày 27/03/2014, trong khuôn khổ khóa tập huấn thường niên đào tạo kỹ năng nghiên cứu thực địa các loài rùa cạn và rùa nước ngọt được tổ chức tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, các học viên đã phát hiện tổng cộng 8 cá thể rùa sa nhân (Cuora mouhotii) khi thực hành kỹ năng
điều tra phỏng vấn tại làng Sấm 2, vùng đệm Vườn Quốc gia. Thông tin ghi nhận từ các cuộc phỏng vấn cho thấy các cá thể rùa này bị người dân địa phương bắt khi họ đi bắt ốc trong rừng Cúc Phương.
Biết được thông tin trên, anh Đỗ Thanh Hào – quản lý Trung tâm Bảo tồn Rùa (TCC) đã nhanh chóng đến nhà ông Đinh Văn Lam, người đang nuôi giữ 5 cá thể rùa Sa nhân, để xác thực thông tin và thuyết phục ông Lam chuyển giao các cá thể rùa trên về Trung tâm Bảo tồn rùa Cúc Phương. Tuy nhiên, khi các cán bộ TCC tới nhà ông Lam, ông này cho biết một trong số 5 cá thể rùa đã bị chết. Sau khi được thuyết phục, ông Lam đã đồng ý chuyển giao cá thể rùa nhỏ nhất và giữ 3 cá thể còn để làm cảnh. Ông Hào cũng đã tặng ông Lam một chiếc một chiếc mũ lưu niệm của TCC và ATP như một lời cảm và hy vọng ông Lam sẽ tự nguyện chuyển giao ba cá thể rùa còn lại đến trung tâm trong tương lai gần.
May mắn thay, ông Đinh Văn Hậu một nhân viên Vườn Quốc gia Cúc Phương, người có mối liên hệ thân thiết với cộng đồng địa phương tại đây đã thuyết phục thành công ông Lam chuyển giao ba cá thể rùa còn lại cho TCC. Vào ngày 11/04/2015, ba cá thể rùa rùa sa nhân còn lại đã được TCC tiếp nhận và chăm sóc. Do bị bắt từ Vườn Quốc gia Cúc Phương, các cá thể rùa này sẽ được thả lại rừng Cúc Phương hoặc được nhân nuôi tại Trung tâm để phát triển quần thể rùa sa nhân tại TCC.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các đối tác trong và ngoài nước đã hỗ trợ cho các nỗ lực bảo tồn trong năm 2014:
Vườn Quốc gia Cúc Phương, Quỹ Intrepid, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), Vườn thú Bristol, Vườn thú Phoenix, Hiệp hội động vật học London (ZSL), Vườn thú Greenville
Ngày: 23/05/2014
Thông cáo báo chí: Đỗ Thanh Hào and Sarah Wahl
No comment