Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á (ATP) đã tiến hành những cuộc điều ra phỏng vấn tại tỉnh Quảng Ngãi, một địa phương thuộc miền trung Việt Nam vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2008. Cuộc điều tra là một phần của những nỗ lực tìm kiếm những khu vực ở miền Trung Việt nam nơi mà loài rùa Trung bộ (Mauremys annamensis) còn tồn tại trong tự nhiên.
Những cuộc điều tra chủ yếu tập trung ở 6 huyện duyên hải phía bắc của tỉnh Quảng Ngãi, nơi có sinh cảnh gần giống với môi trường sống của loài Rùa Trung bộ (Mauremys annamensis) đã được ghi nhận ở tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt là các ao, hồ nằm giữa các cánh đồng hay những con sông suối nhỏ với những bụi tre gần kề nơi mà loài rùa này thường trú ẩn trong suốt mùa khô.
Trong suốt quá trình điều tra, 88 cuộc phỏng vấn đã được thực hiện. Đối tượng phỏng vấn bao gồm những người dân địa phương, những người đánh bắt cá và những người khác có hiểu biết về rùa trong vùng. Nhóm điều tra đã ghi nhận được 36 cá thể của 7 loài thông qua buôn bán. Trong số đó có 6 cá thể Rùa Trung bộ (Mauremys annamensis) có nguồn gốc từ huyện Bình Sơn. Đặc biệt có 2 cá thể Rùa Trung bộ (Mauremys annamensis) được quan sát gần hồ nước, nơi mà chúng bị bắt.
Chương trình Bảo Tồn Rùa Trung Bộ (MAP) được thành lập vào năm 2007 và hoạt động trên các địa bàn thuộc tỉnh Quảng Nam. Tại đây, vào cuối năm 2006, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận sự xuất hiện của cá thể Rùa Trung bộ (Mauremys annamensis) đầu tiên kể từ 67 năm trở lại đây. Trong thời gian tới, ATP dự kiến sẽ đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để tìm kiếm thêm những địa điểm Rùa Trung bộ (Mauremys annamensis) vẫn còn tồn tại, cũng như khu vực thích hợp cho Chương trình gây nuôi sinh sản và tăng số lượng cá thể của loài.
Cuộc điều tra được tiến hành bởi Tim McCormack – Điều phối viên Chương trình, Nguyễn Xuân Thuận – Điều phối viên Chương trình Rùa Việt Nam, Nguyễn Đức Lương – Cán bộ thực địa Chương trình Rùa Trung Bô, Võ Sĩ Phi – Cán bộ kiểm lâm thuộc Chi cục kiểm lâm Quảng Ngãi với sự hỗ trợ của Vườn thú Cleveland Metroparks và tổ chức Bảo tồn quốc tế.
19/06/2008
Trân trọng cảm ơn
Thư viện ảnh:
No comment