Một nhóm thợ lặn của Viện Nghiên cứu Hải sản đã đến khảo sát hồ Đồng Mô ở miền Bắc Việt Nam để đánh giá hiện trạng đáy hồ, sẵn sàng cho việc bẫy, bắt cá thể rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) quý, hiếm nhất thế giới.
Việc bẫy, bắt sẽ được thực hiện vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè (nếu như tình hình dịch bệnh COVID-19 cho phép) ở hồ Xuân Khanh và hồ Đồng Mô, Việt Nam – nơi phát hiện các cá thể rùa Hoàn Kiếm.
Các thợ lặn kiểm tra độ sâu của lớp trầm tích và các phương án vị trí bẫy, hoạt động này sẽ được thực hiện với sự hợp tác giữa Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Chi cục Thủy sản Hà Nội, Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP) thuộc Tổ chức Indo-Myanmar Conservation (IMC) và Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS).
Mỗi số bẫy đã được chuẩn bị, bao gồm cả bẫy nước sâu. Chúng tôi không chắc biện pháp bẫy nước sâu có hiệu quả bởi khi thử nghiệm các loại mồi của ATP/IMC không xác định được bất kỳ loại mồi ưa thích của loài.
Tuy nhiên, việc bẫy, bắt rất quan trọng để xác nhận và khẳng định loài cá thể rùa ở hồ Xuân Khanh. Trước đây, dựa trên kết quả gen môi trường (eDNA), các nhà khoa học đã khẳng định có cá thể loài rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) trong hồ.
Đồng thời việc này cũng giúp xác nhận được giới tính của cả hai cá thể này, chúng tôi đang hy vọng sẽ có một cá thể đực và một cái, tạo cơ hội cho nhân giống loài. Cuối cùng, các thiết bị theo dõi sóng âm sẽ được gắn vào rùa để tiến hành theo dõi sau tái thả và tăng cường sự hiểu biết về hành vì và môi trường sống của loài.
Ngày 17 tháng 03 năm 2020
Thông cáo báo chí: Tim McCormack – ATP/IMC
Thư viện ảnh
No comment