Khóa tập huấn tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ loài rùa quý hiếm nhất thế giới được tổ chức tại tỉnh Thanh Hóa, miền Bắc Việt Nam

A group photograph of the Thanh Hao province Forest Protection, Environmental Police and Boarder Guards with ATP and TCC staff. Photo by: Pham Van Thong - ATP/IMC


Trong 02 ngày 16 và 17 tháng 12 năm 2015, một khóa tập huấn đặc biệt về tăng cường năng lực thực thi pháp luật đã diễn ra tại tỉnh Thanh Hóa với sự tham gia của 25 cán bộ thực thi pháp luật đến từ các đơn vị như Chi cục Kiểm lâm, Cảnh sát Môi trường và Bộ đội biên phòng. Khóa tập huấn “Tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ các loài bò sát nguy cấp, quý, hiếm Việt Nam” diễn ra trong hai ngày dưới sự phối hợp tổ chức của Chương trình bảo tồn Rùa châu Á – tổ chức Indo-Myanmar Conservation và Trung tâm Bảo tồn rùa, Vườn quốc gia Cúc Phương. Chương trình tập huấn được thiết kế với trọng tâm là các loài rùa cạn và rùa nước ngọt quan trọng có phân bố trên địa bàn tỉnh, nhấn mạnh các khu vực ưu tiên cho bảo tồn rùa tại đây.

Trong ngày thứ nhất, các học viên được giới thiệu về các nguy cơ đối với các loài rùa, phương pháp định loại và các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ các loài rùa cạn và rùa nước ngọt. Thêm vào đó, các học viên cũng được thuyết trình về loài rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei), loài rùa quý hiếm nhất thế giới và kết quả cuộc khảo sát phỏng vấn được tiến hành dọc sông Mã và sông Chu trong giai đoạn 2010-2011. Các học viên cũng được giới thiệu về các loài rùa được ưu tiên bảo vệ có phân bố tại tỉnh như loài rùa hộp trán vàng miền Bắc cực kỳ nguy cấp (Cuora galbinifrons), loài rùa đầu to (Platysternon megacephalum) và rùa sa nhân nguy cấp (Cuora mouhotii). Trong ngày thứ hai của khóa tập huấn, các học viên có cơ hội thăm quan xã Thống Nhất, huyện Yên Định nơi có một tổ hợp khu vực đất ngập nước đầy triển vọng cho loài Rafetus swinhoei và hai loài rùa cực kỳ nguy cấp khác là rùa cổ sọc (Mauremys sinensis) và rùa câm (Mauremys mutica). Trong chuyến thăm quan tới khu vực này, anh Phạm Văn Thông, cán bộ ATP đã giới thiệu về khu vực, đồng thời nhấn mạnh về các nguy cơ đang đe dọa khu vực này, đặc biệt là tốc độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất đáng báo động đang diễn ra tại khu vưc.

Chúng tôi hy vọng, khóa tập huấn sẽ giúp trang bị cho các học viên các kiến thức cần thiết nhằm bảo vệ các loài rùa cạn và rùa nước ngọt nguy cấp trong địa bàn tỉnh.

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các học viên đến từ các đơn vị chức năng của tỉnh Thanh Hóa như Chi cục Kiểm lâm, Cảnh sát môi trường và Bộ đội biên phòng đã tham gia tích cực trong khóa tập huấn này. Khóa tập huấn được tài trợ bởi Quỹ đối tác về các hệ sinh thái trọng yếu (CEPF) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Thông cáo báo chí: Hoàng Văn Hà – ATP/IMC
Ngày 18 tháng 12 năm 2015

Trong ngày thứ nhất, anh Phạm Văn Thông, cán bộ chương trình Rafetus trình bày kết quả các cuộc khảo sát phỏng vấn được tiến hành tại địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2010-2011. Ảnh: Hoàng Văn Hà- ATP/IMC
Các học viên nghiên cứu và thảo luận các tài liệu pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã trong ngày thứ nhất. Ảnh: Nguyễn Tài Thắng – ATP/IMC
Trong ngày thứ 2, các học viên tham quan các địa điểm nơi loài rùa Hoàn Kiếm từng sinh sống và có thể vẫn còn tồn tại. Ảnh: Hoàng Văn Hà – ATP/IMC

No comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *