Thêm một khu vực tiềm năng cho Rùa Hoàn Kiếm được phát hiện tại Việt Nam

In 2008 the Rafetus swinhoei from Dong Mo lake escaped and was lucky to be rescued and returned to the lake. Although a number of potential sites have been identified for the species Dong Mo remains the only confirmed wild location. Photo by: Hoang Van Ha - ATP


Cá thể rùa Hoàn Kiếm linh thiêng (tên khoa học: Rafetus swinhoei) tại hồ Hoàn Kiếm gắn liền truyền thuyết trả gươm vào thế kỷ 15.Khi trưởng thành, loài rùa khổng lồ này có thể nặng đến 150kg. Trong quá khứ, loài rùa này có phân bố trên một diên tích rộng lớn tại hệ thống các con sông lớn của Việt Nam như sông Đà, sông Mã, sông Lô và sông Hồ cũng như tại các nhánh sông bắt nguồn từ Lào và miền Nam Trung Quốc. Loài này cũng được ghi nhận tại sông Dương Tử – miền Nam Trung Quốc.

Việc loài bị săn bắt một cách ồ ạt trong quá khứ cũng như sự biến mất các khu vực ngập nước – sinh cảnh sống của loài đã dẫn đến sự gần tuyệt diệt của loài. Hiện loài này được coi là cực kỳ nguy cấp với bốn cá thể được ghi nhận còn tồn tại. Hai cá thể được nuôi tại vườn thú Tô Châu của Trung Quốc và một cá thể sinh sống tại hồ Hoàn Kiếm và một cá thể khác được phát hiện vào năm 2007 tại hồ Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Các nỗ lực để tìm kiếm các cá thể rùa khác trong tự nhiên vẫn còn tiếp diễn. Vào ngày 10/05/2015, Chi cục Kiểm lâm tại địa bàn một tỉnh bắc Việt Nam đã liên lạc và thông báo cho Chương tình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP) thuộc Tổ chức Bảo tồn Indo-Myanmar Conservation (IMC) về việc phát hiện một cá thể rùa mai mềm khổng lồ tại một hồ thuộc địa phương. Một cuộc khảo sát nhanh đã được tiến hành từ 19 đến 22/05/2015 để chứng thực thông tin này.

Trong 20 cuộc phỏng vấn với người dân địa phương, 11 người thông báo đã từng nhìn thấy một cá thể rùa khổng lồ trong khoảng 1 thập kỷ trước. Tuy nhiên, một thuyền trưởng và một nhân viên kiểm lâm nói rằng đã nhìn thấy một cá thể rùa lớn nặng hơn 100kg trong năm 2013. Từ các mô tả về các đặc điểm hình thái và hoạt động của rùa quan sát thấy, có khả năng cao đây là một cá thể rùa Hoàn Kiếm. Một cán bộ địa phương đã được thuê để thu thập thông tin và tuần tra quanh khu vực. ATP có kế hoạch triển khai các hoạt động tuần tra toàn thời gian tại khu vực trong mùa hè này.

Đây là khu vực đầu tiên cho rùa Hoàn Kiếm được các cơ quan chức năng về bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam thông báo đến ATP. Đây là một minh chứng cho sự tăng cường nhận thức cũng như trong tâm bảo tồn loài của các cơ quan chức năng. Với sự hỗ trợ của ATP, một chiến lược bảo tồn loài với sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành đang được xây dựng và phát triển tại Hà Nội.

Sự phát hiện khu vực này đã tăng thêm số lượng khu vực tiềm năng cho loài rùa nguy cấp nhất thế giới này. Hiện ATP đang duy trì các cán bộ địa phương tại 6 khu vực tiềm năng; hai trong số đó được ghi nhập vào năm 2015. Cán bộ địa phương tại những khu vực này – nơi có những thông tin mới rõ ràng chỉ ra dấu hiệu về sự tồn tại của rùa Hoàn Kiếm tại địa bàn. Trong số 19 khu vực có thông tin ghi nhân sự tồn tại của loài trong quá khứ, ATP sẽ tiến hành các cuộc khảo sát đi kèm phỏng vấn để tìm ra các khu vực mới có sự tồn tại của loài. Trong năm 2015, ATP đã mang các bẫy rùa chuyên dụng để tìm kiếm sự tồn tại của loài về Việt Nam đồng thời xin được cấp phép đặt bẫy tại một số khu vực tiềm năng để chứng thực sự tồn tại của loài.  Nếu bắt kỳ một cá thể Rafetus swinhoei được bắt, chúng tôi đề xuất di chuyển để ghép cặp tạo điều kiện để các cá thể sinh sản.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Vườn thú Cleveland Metroparks, Quỹ Bảo tồn rùa (TCF), Quỹ bảo tồn các hệ sinh thái trọng yếu (CEPF) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã tài trợ cho công tác nghiên cứu và bảo tồn loài Rafetus swinhoei tại Việt Nam. Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Chi cục Kiểm lâm đã gửi thông tin quan trọng về khu vực tiềm năng này.

Thông cáo báo chí: Nguyễn Tài Thắng & Timothy McCormack – ATP
Ngày: 25/06/2015

Một khu vực hồ nằm ở phía Bắc Việt Nam có thông tin về sự tồn tại của rùa Hoàn Kiếm. Giống như nhiều khu vực tiềm năng khác cho loài, đây là một hồ nhân tạo được hình thành từ việc xây đập ngăn sông. Có thể các cá thể rùa đã bị mắc kẹt và cô lập trong khu vực này kể từ lúc xây dựng đập. Ảnh: Nguyễn Tài Thắng – ATP
Trong năm 2014, các cán bộ ATP đã chụp được hình rùa Hoàn Kiếm tại hồ Đồng Mô tỏng nhiều trường hợp khác nhau. Đây là bức ảnh được chụp vào ngày 03/04/2014; đầu rùa được nhìn thấy rất rõ. Nếu thêm các cá thể khác của loài được phát hiện, việc ghép cặp các cá thể của loài để sinh sản sẽ là lời giải duy nhất cho bài toán về sự tồn vong của loài. Ảnh: Nguyễn Tài Thắng – ATP.

No comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *