Hồ Hoàn Kiếm và tháp rùa giữa lòng phố cổ là niềm tự hào của Hà Nội và của Việt Nam, đây cũng là nơi cư trú của loài rùa mai mềm khổng lồ (Rafetus swinhoei), loài rùa gắn liền với truyền thuyết mà hầu như người Việt Nam nào cũng thuộc lòng. Truyền thuyết xoay quanh vua Lê Lợi, vị vua đáng kính triều đại nhà Lê đã trả lại thanh gươm cho Rùa thần sau khi đánh thẳng quân Minh xâm lược vào thế kỷ XV. Do vậy mọi biến động của cá thể rùa này dường như là những sự kiện quan trọng đối với người Việt.
Bên cạnh đó, rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) còn rất quan trọng đối với bảo tồn. Loài rùa này hiện đang bị đe dọa ở cấp độ cực kỳ nghiêm trọng. Trên thế giới chỉ còn lại bốn cá thể rùa Hoàn Kiếm, 2 cá thể tại vườn thú Tô Châu của Trung Quốc, một tại hồ Đồng Mô, một hồ phía tây thủ đô Hà Nôi và một cá thể rùa cô đơn tại hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam. Rùa Hoàn Kiếm trước đây có phân bố ở những hệ thống song, hồ lớn ở phía Bắc Việt Nam và phía Nam Trung Quốc đang lâm vào tình trạng bị đe dọa trầm trọng (theo sách đỏ thế giới IUCN 2010). Nạn săn bắt (chủ yếu cho nhu cầu tiêu thụ địa phương) và mất môi trường sống là nguyên nhân gây nên sự biến mất của loài.
Những tháng cuối năm 2010, do sống trong môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng trong một diện tích chỉ khoảng 12 ha cộng thêm hàng loạt những vết thương trên cơ thể, cá thể rùa truyền thuyết là nguyên nhân thành phố Hà Nội tổ chức hàng loạt những hội thảo quốc tế để đi đến quyết định di chuyển và chữa trị cho cá thể này.
Các bước cẩn trọng đã được vạch ra nhằm chữa trị cho “cụ” rùa và đảm bảo rằng truyền thuyết sẽ sống mãi.
Thông tin cập nhật về công tác cứu hộ rùa Hoàn Kiếm
Tháng 07/ 2011:
17h45 chiều thứ hai ngày 12/6/2011, cá thể rùa nặng 169 đã được thả về hồ Hoàn Kiếm với tình trạng sức khỏe tốt sau ba tháng chữa trị. Các công tác lai dắt, chữa trị và chăm sóc cho “cụ” là một trong những nỗ lực đáng kể và đáng tự hào. Trong suốt thời gian chữa trị thì việc cải tạo và vệ sinh hồ Hoàn Kiếm được diễn ra với hy vọng rùa sẽ sống tốt hơn trong ngôi nhà sạch sẽ hơn.
Tháng 06/2011:
23/6/2011, theo ý kiến của các chuyên gia trong hội đồng chăm sóc và chữa trị rùa Hoàn Kiếm, kích thước của bể lưu giữ rùa phải được tăng lên tới 900 m2 và sâu 1.8m nhằm làm giảm tối đa ảnh hưởng và nguy hại của nhiệt độ môi trường đến sức khỏe của rùa khi mà nhiệt bên ngoài ở thành phố Hà Nội thường xuyên ở khoảng trên 30 0 C. Đó là việc cần thiết để giữ rùa thêm một thời gian nữa trong thời gian chờ đợi công việc nạo vét và làm sạch môi trường hồ Gươm vẫn đang rất khẩn trương và cần nhiều thời gian.
8/6/2011, 60 000 con cá đã được thả vào hồ để chuẩn bị thức ăn dự trữ cho rùa trước khi thả lại hồ. Một số loài cá khác nhau được chọn để nhằm cung cấp thức ăn cho rùa bao gồm các loài cá bản địa và một số loài khác. Một vài bài báo đưa tin rùa Hoàn Kiếm sẽ được thả về hồ trong vòng hai ngày sau đó nhưng thông tin này không chính xác.
Tháng 05/2011:
13/05/2011: Đề xuất gắn theo dõi bằng sóng Radio trước khi thả rùa về môi trường tự nhiên và những rủi ro liên quan đến việc gắn các thiết bị theo dõi này được nêu lên trong một số buổi hội thảo.
3/5/2011: Kết quả kiểm tra DNA tại Hà Nội đã xác định rùa Hoàn Kiếm là một loài mới và đặt tên là Rafetus vietnamensis . Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ sinh học Hà Nội khẳng định loài rùa này có phân bố ở phía Bắc Việt Nam và khác hoàn toàn loài rùa Rafetus swinhoei , nhưng Họ không thể khẳng định được là loài này có giống loài rùa Rafetus ở Đồng Mô hay không vì họ không có mẫu của cá thể này. Một nghiên cứu sớm nhất đã phân tích mã DNA của rùa Rafetus Đồng Mô và xác nhận rằng cùng loài rùa tại Trung Quốc và từ những mẫu vật thu thập ở Việt Nam cả ở phía Bắc và phía Nam của Hà Nội cũng cho kết quả là cùng loài. Những công bố gần đây là không rõ ràng vì những mẫu xét nghiệm được sử dụng vào nghiên cứu, phân tích và đặc biệt là mẫu liên quan đến loài rùa tại vườn thú Suzhou, Trung Quốc do vẫn chưa có nghiên cứu DNA về hai cá thể rùa này cho tới bây giờ.
Tháng 04/2011
27/4/2011, ông Lê Trần Bình và các cộng sư (2010) đã xuất bản một bài báo khẳng định loài Rafetus vietnamensis là một loài rùa mới và hoàn toàn khác biệt với loài rùa Trung Quốc dựa vào kết quả DNA và đặc điểm hình thái. Nhưng kết quả là hoàn toàn không rõ ràng, cần xem xét lại.
21/4/2011, Tiến sỹ Lê Trần Bình đã công bố loài rùa Hoàn Kiếm là một loài mới với tên khoa học Rafetus vietnamensis , khác hoàn toàn với hai cá thể đang được bảo tồn tại Trung Quốc và rùa Đồng Mô (Rafetus swinhoei) . Tiến sỹ Bình tin rằng loài rùa Hoàn Kiếm có thể có mối quan hệ với loài Rafetus tại sông Hồng nhưng chúng đã có sự khác biệt hàng triệu năm nên loài mới được hình thành. Điều này dường như là không chính xác với những văn kiện lịch sử ghi lại rằng hồ Hoàn Kiếm trước đây là một nhánh nhỏ của sông Hồng.
Năm 2004, giáo sư Hà Đình Đức đã từng xác định loài rùa Hoàn Kiếm là một loài mới với cái tên Rafetus leloii và mẫu DNA đã được gửi tới Ngân hàng gen thế giới (World Gene Bank) tại Thụy Sỹ để kiểm tra.
Kết quả kiểm tra đã xác định rùa Hoàn Kiếm là con cái, một kết quả rất quan trọng cho việc bảo tồn loài trong tương lai do cá thể rùa tại Đồng Mô được xác định là cá thể đực.
Nhiều bài báo cho hay rùa Hoàn Kiếm bình phục rất nhanh trong khi đó các phương pháp khử trùng và làm sạch hồ bằng biện pháp sinh học, hóa học, công nghệ được đề xuất để làm sạch hồ trước khi thả rùa về hồ.
19/4/2011. Hai tuần sau khi bị bắt, rùa Hoàn Kiếm có phản ứng tốt với phương pháp chữa trị. Rùa đã được chuyển đến bình chứa rộng hơn khoảng 200m 3 dựng trên tháp rùa. Những vết thương hở ở mai cũng đã được chuyển biến rõ rệt.
3/4/2011, Công việc vây bắt khó nhọc cuối cùng cũng thành công . Vào lúc 17h, cuối cùng rùa Hoàn Kiếm đã được bắt và chuyển tới bệnh viện đặc biệt để dành cho rùa. Đám đông khoảng 3000 người đã đổ về để xem công việc cứu hộ rùa từ giai đoạn bắt giữ rùa cho đến lúc chuyển rùa tới lồng nổi tạm thời trên tháp rùa.
2/4/2011, đội cứu hộ rùa đã phải tập dượt rất kỹ càng chuẩn bị cho việc vây bắt rùa, đặc biệt trong phương pháp dùng lưới đánh cá để bắt loài rùa khổng lồ và không cho rùa Hoàn Kiếm xổng thoát lần thứ hai.
No comment